Cách Chăm Sóc Gà Chọi Đá Hiếu Chiến Khỏe Mạnh Bo Lớn

cách chăm sóc gà chọi đá

Để thực hiện cách chăm sóc gà chọi đá khoẻ mạnh sư kê cần phải kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện thật hợp lý. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ kiến thức để chăm sóc gà chọi nhanh tăng bo tăng cơ. Đừng bỏ lỡ nội dung bài chia sẻ sau từ Sv368 để cập nhật cách chăm gà đá mau lớn, khỏe mạnh nhé! 

Hướng dẫn sư kê cách chăm sóc gà chọi đá tăng bo đơn giản

Yếu tố quan trọng trong quá trình chăm sóc gà đá

Trong quá trình áp dụng cách chăm sóc gà chọi hiếu chiến chủ kê nên chú ý những yếu tố tác động đến sức khỏe, tinh thần của chiến kê như sau: 

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng. Cách chăm sóc gà chọi đá chỉ hiệu quả khi chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất sau đây:

  • Thực phẩm thường: bao gồm thóc, gạo, lúa và các loại hạt ngũ cốc bổ sung đến 80% năng lượng hàng ngày cho gà đá.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin K từ các loại rau củ như xà lách, rau muống hoặc giá.
  • Thực phẩm chứa protein, chất tanh hay canxi như: thịt bò, tôm tép, cá chép nhỏ, thịt lươn giúp chiến kê tăng cơ, lưu thông tuần hoàn máu và sở hữu hệ xương chắc khỏe. 
  • Thực phẩm giúp tăng đề kháng tự nhiên cho gia cầm như gừng hoặc tỏi.
  • Các thực phẩm chức năng bổ sung: multivitamin, Vitamin A – D – C cho chiến kê.

Ngoài ra, trong quá trình bổ sung dinh dưỡng hàng ngày gà đá rất cần bổ sung nước. Nước giúp chiến kê dễ dàng tiêu hoá, điều hoà thân nhiệt mỗi ngày. 

Những thực phẩm cần thiết áp dụng cách chăm sóc gà chọi đá
Những thực phẩm cần thiết áp dụng cách chăm sóc gà chọi đá

Môi trường sống

Môi trường sống của gà ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của chúng. Chủ nuôi cần phải đảm bảo môi trường sống của gà đá đầy đủ những điều kiện như:

  • Môi trường sống của chiến kê cần khô thoáng, độ ẩm không quá cao.
  • Chuồng nuôi của chúng cần phải làm bằng những chất liệu bền vững, chất độn chuồng cần được thay thường xuyên.
  • Chuồng nuôi cần phải che được mưa, không để nắng chiếu rọi vào quá nhiều.
  • Chuồng nuôi gà đá cần kín gió, không nuôi ở mật độ quá cao.  
Môi trường sống của gà chọi đá cần phải thoáng đáng, sạch sẽ
Môi trường sống của gà chọi đá cần phải thoáng đáng, sạch sẽ

Chế độ tập luyện

Ngoài ra, chế độ tập luyện của gà đá cần phải được lên kế hoạch rõ ràng:

  • Áp dụng các bài tập hợp lý với từng độ tuổi, giai đoạn phát triển của chúng.
  • Nên áp dụng các bài luyện tập phát triển riêng từng nhóm cơ đùi, cơ cánh, kỹ năng bật nhảy, kỹ năng xoay sở riêng biệt.
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý sau mỗi lần tập luyện cho chiến kê mau hồi phục sức khỏe. 
Sắp xếp chế độ luyện tập phù hợp nhất cho gà chọi đá
Sắp xếp chế độ luyện tập phù hợp nhất cho gà chọi đá

Cách chăm sóc gà chọi đá tơ chi tiết 

Cách chăm sóc gà chọi đá tơ vô cùng đơn giản. Lúc này, gà chưa phát triển hẳn nên chủ nuôi chỉ cần chú ý đến chế độ ăn uống, vận động nhẹ nhàng hàng ngày cho chúng. Giai đoạn gà từ 4 – 8 tháng tuổi có thể áp dụng chế độ chăm sóc như sau:

  • Thức ăn: thời điểm này gà đá có thể ăn các loại cám bột, thịt xay hoặc gạo xay thật nhuyễn.
  • Tập luyện: gà đá thời điểm này còn quá nhỏ chưa thể bước vào các bài luyện cơ. Lúc này chủ nuôi có thể cho chúng chạy vườn hàng ngày để quen với việc hoạt động.
  • Phòng bệnh: tiêm đầy đủ các loại vacxin cho gà, xay tỏi và gừng trộn vào thức ăn mỗi ngày để chúng sử dụng mỗi ngày. Bổ sung nước đầy đủ trong chế độ ăn uống hàng ngày của gà chiến. 
Chế độ chăm sóc, tập luyện cho gà chọi đá tơ (dưới 8 tháng tuổi)
Chế độ chăm sóc, tập luyện cho gà chọi đá tơ (dưới 8 tháng tuổi)

Cách chăm sóc gà chọi đá giai đoạn phát triển, vỗ béo (8 – 12 tháng tuổi)

Cách chăm sóc gà chọi đá giai đoạn 8 – 12 tháng có phần khác biệt. Thời điểm này chúng cần phải tăng kích thước, trọng lượng hết mức nên có thể áp dụng chế độ chăm sóc như:

  • Thức ăn: thóc, lúa, gạo cho gà ăn no 2 – 3 bữa mỗi ngày; rau xanh để gà sử dụng sau bữa ăn 1 – 2 tiếng; các loại mồi như sâu, tép, cá chép nhỏ, thịt bò để gà ăn tầm 40g mỗi ngày (với con trọng lượng từ 1kg – 1.5kg). Bổ sung nước uống đầy đủ cho chiến kê.
  • Chế độ tập luyện: lúc này chủ nuôi có thể áp dụng các bài tập nhóm cơ đùi, cơ cánh, kỹ năng bật nhảy và phản xạ. Đây cũng là thời điểm tập luyện các kỳ vần đòn, vần hơi thứ nhất.  
Chế độ chăm sóc, tập luyện cho gà chọi đá từ 8 - 12 tháng tuổi
Chế độ chăm sóc, tập luyện cho gà chọi đá từ 8 – 12 tháng tuổi

Cách chăm sóc gà chọi đá giai đoạn siết cơ mạnh (sau 12 tháng tuổi)

Sau 12 tháng tuổi gà đá bắt đầu trưởng thành và bước vào giai đoạn siết cơ mạnh. Thời điểm này sư kê cần phải áp dụng cách chăm sóc gà chọi đá như sau:

  • Giảm lượng thực phẩm như thóc, lúa, gạo chỉ để gà ăn no 80% mỗi bữa. Vì tập luyện nhiều hơn nên tăng lượng chất tanh và protein vào cơ thể gà từ 5 – 10g.
  • Chất xơ cũng chỉ được cung cấp một lượng vừa đủ sau khi ăn bữa chính 1 – 1 tiếng.
  • Giai đoạn này cần bổ sung Multivitamin, B – complex và một số thực phẩm giúp lưu thông máu. Tuy nhiên, không để gà quá phụ thuộc vào thực phẩm chức năng. Chỉ cho chiến kê sử dụng thuốc bổ sung vitamin từ 3 – 4 lần. 

Thời điểm này gà đá bắt đầu bước vào tập luyện khắc nghiệt khi bước vào kỳ vần đòn thứ 3 – 4. Sư kê cho gà đá chạy vườn 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 20 – 30 phút có đeo tạ. 

Chế độ chăm sóc, tập luyện cho gà chọi đá trên 12 tháng tuổi bo lớn
Chế độ chăm sóc, tập luyện cho gà chọi đá trên 12 tháng tuổi bo lớn

Các kỹ thuật chăm sóc gà chọi chủ nuôi nên biết

Ngoài ra, trong quá trình phát triển sư kê nên áp dụng thêm những kỹ thuật vần gà như sau: 

Kỹ thuật vần gà

Kỹ thuật vần sương sáng sớm được áp dụng khi gà đã trưởng thành. Chủ nuôi có thể thực hiện quanh năm giúp gà chọi có sức chống chịu tốt với mọi điều kiện thời tiết với cách thực hiện như sau:

  • Sư kê lấy khăn bông mềm phơi qua đêm thẫm đẫm sương.
  • Sáng sớm mùa hè 5h sáng, mùa đông 6h sáng lấy khăn lau khắp cơ thể gà đá từ đầu xuống chân.
  • Sau đó, khi vần xong cho gà bật nhảy nhẹ nhàng rồi để chúng ăn một chút cơm nóng. 

Kỹ thuật om bóp vào nghệ da gà

Om bóp vào nghệ là cách chăm sóc gà chọi đá sở hữu làn da đỏ tươi săn chắc cần thực hiện các bước đơn giản:

  • Chuẩn bị hỗn hợp vào nghệ: bột nghệ hoặc nghệ tươi chắt nước, rượu trắng, phèn chua. Trộn các nguyên liệu lại với nhau cho đến khi hỗn hợp sánh quyện (không nên để quá đặc).
  • Sau đó sư kê tiến hành phết hỗn hợp nghệ lên toàn bộ cơ thể của gà đá từ đầu xuống chân. Lưu ý không được để dây vào mắt, mỏ gà có thể dẫn đến viêm nhiễm.
  • Cuối cùng, để hỗn hợp trên da gà đá từ 12 – 24 tiếng để tinh chất nghệ thấm được vào da chiến kê. Sau thời gian 12 – 24 tiếng tiến hành xả nghệ bằng nước ấm vừa phải.

Lưu ý trong quá trình thực hiện nên chọn thời điểm trời nắng, không có nhiều gió. Thời điểm da dang om nghệ nên nhốt gà đá không để chúng vận động quá nhiều. 

Kỹ thuật tỉa lông gà chọi dễ dàng

Ngoài ra, gà đá cần được tỉa lông sạch sẽ giúp quá trình thi đấu luyện tập trở nên thuận lợi hơn:

  • Dụng cụ tỉa: kéo vừa phải được sát trùng đầy đủ.
  • Trình tự tỉa: sư kê tiến hành tỉa lông gà đá từ phần đầu, đến phần lườn sau đó là chân của chiến kê.
  • Lưu ý không tỉa quá sát với chân lông của gà sẽ rất dễ gây viêm nhiễm. Việc này cần được thực hiện khi chiên kê đã trưởng thành và trải qua một lần thay lông trước đó. 
  • Trong thời gian tỉa lông giữ thật chắc gà cưng để tránh việc chúng bị thương do dụng cụ hỗ trợ gây ra.

Cách chăm sóc gà chọi đá cần được thực hiện một cách bài bản, hợp lý theo từng độ tuổi. Hy vọng bài chia sẻ trên của SV368 sẽ giúp chủ nuôi tìm ra kế hoạch chăm sóc chiến kê khỏe mạnh, vững vàng nhất. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *