Cách Nuôi Gà Nòi Đá Cựa Sắt Từ Chuyên Gia SV368

cách nuôi gà nòi đá cựa sắt

Cách nuôi gà nòi đá cựa sắt được thực hiện thành công khi chủ kê kết hợp được giữa chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý. Việc chăm sóc gà nòi đúng kỹ thuật giúp chiến kê có sức khoẻ dồi dào, tăng khả năng chịu áp lực khi thi đấu. Theo dõi ngay nội dung bài chia sẻ sau để cập nhật các chu trình chăm sóc gà nòi chuẩn xác nhất! 

SV368 bật mí cách nuôi gà nòi đá cựa sắt hiệu quả nhất

Đặc điểm gà nòi đá cựa sắt ra sao?

Gà nòi – giống gà đá lâu đời của Việt Nam thường có những đặc điểm nhận biết rõ ràng như sau:

  • Gà nòi đá cựa sắt cổ cao, chân dài, mồng dâu đỏ tươi.
  • Dòng gà này thường có phần lông cánh dài, cơ cánh và cơ đùi chắc khỏe nhưng lông đuôi lại khá ngắn. 
  • Những dòng chiến kê này thường có bộ cựa dài, bộ vảy chân lớn với kích thước và hình dáng đồng đều nhau. 
  • Gà nòi có trọng lượng khá nặng khoảng từ 2.9 – 3.5kg và có thể lên đến 4.0kg nếu là giống gà nòi lai Mỹ. 
Cùng SV368 tìm hiểu một số đặc điểm nhận biết gà nòi đá cựa sắt
Cùng SV368 tìm hiểu một số đặc điểm nhận biết gà nòi đá cựa sắt

Cách nuôi gà nòi đá cựa sắt được sư kê lâu năm truyền lại

Khi áp dụng cách nuôi gà nòi đá cựa sắt sư kê cần phải đặc biệt chú ý đến những yếu tố sau đây: 

Chế độ dinh dưỡng phù hợp với gà nòi đá cựa sắt 

Chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng đến gà đá. Thực phẩm bổ sung cho chiến kê hàng ngày là nguồn năng lượng duy nhất giúp gà phát triển và tập luyện. Chủ nuôi nên bổ sung thực phẩm với lịch trình cụ thể như sau:

Thực phẩm chính

  • Thóc, lúa, gạo và các loại hạt ngũ cốc như ngô, đậu đỏ hoặc đậu xanh.
  • Các thực phẩm giàu protein, chất tanh và canxi: thịt bò, thịt lươn, thịt rắn nhỏ, thịt tép, cua đồng nhỏ, giun đất và cá chép nhỏ.
  • Thực phẩm giàu khoáng, vitamin: có trong rau củ như xà lách, rau cải, cà chua, giá và rau muống.
  • Thực phẩm tăng kháng sinh tự nhiên: tỏi và gừng, các thực phẩm chức năng như Multivitamin. 

Chế độ ăn

Đối với gà nòi từ 8 tháng tuổi trở lên thân hình bắt đầu phổng phao to lớn, lúc này chúng cần được bổ sung chế độ ăn như sau:

  • Thóc, lúa, gạo và ngũ cốc sử dụng từ 2 – 3 bữa mỗi ngày vào sáng – trưa – chiều tối.
  • Mồi, rau xanh bổ sung cho gà 1 – 2 bữa mỗi ngày nhưng không quá no. Nên để chiến kê sử dụng mồi và rau xanh sau bữa tối 1 – 2 tiếng.
  • Tỏi, gừng giã nhuyễn chắt nước trộn vào thức ăn hoặc nước uống cho gà sử dụng hàng ngày với liều lượng vừa phải.
  • Thực phẩm chức năng, các loại vitamin có thể cung cấp cho gà đá 3 – 4 lần/ tuần. 

Ngoài ra cần phải đảm bảo có nước uống cho gà sử dụng sau mỗi bữa ăn để phòng tránh tình trạng tiêu hoá kém. 

Môi trường sống phù hợp cho gà nòi đá cựa sắt

Ngoài ra, môi trường sống cũng ảnh hưởng đến cách nuôi gà nòi đá cựa sắt rất nhiều:

Không gian sống

Môi trường sống của gà đá phải rộng rãi, thông thoáng. Cần phải tránh tình trạng mật độ nuôi quá cao khiến gà chiến dễ bị stress và tấn công lẫn nhau. Khu vực gà đá vận động, chạy bộ hàng ngày phải là đất mềm để gà tránh bị chai đế chân. 

Chuồng nuôi

Chuồng nuôi cần làm bằng các vật liệu như tre, nứa, thép hoặc inox không gỉ. Đảm bảo chuồng trại giữ được độ khô ráo vào mùa mưa và độ ẩm thích hợp để sưởi ấm vào mùa đông. Chuồng cần kín gió và đón được ánh nắng mặt trời chiếu vào.

Chuồng nuôi cần được thiết kế để nuôi nhốt 1 – 2 cá thể cùng một chỗ. Chất độn chuồng không quá ẩm để tránh được ký sinh trùng. Nên đặt chuồng gà ở nơi bằng phẳng và cách mặt đất 20cm trở lên để tránh sự tấn công của các loài gặm nhấm, bò sát. 

Môi trường sống gà đá cựa sắt cần phải thoáng đãng, sạch sẽ
Môi trường sống gà đá cựa sắt cần phải thoáng đãng, sạch sẽ

Chế độ luyện tập của gà nòi đá cựa sắt chuẩn nhất

Chế độ ăn uống kết hợp nhuần nhuyễn với tập luyện là cách nuôi gà nòi đá cựa sắt hiệu quả nhất. Trong quá trình này, sư kê cần kết hợp thêm các bài tập cho gà cưng như:

Tập vần đòn, vần hơi

Mỗi cá thể gà đá phải trải qua ít nhất 4 kỳ vần đòn, vần hơi mới có thể tham gia thi đấu:

  • Kỳ vần đòn vần hơi thứ nhất cho gà tập luyện 15 – 20 phút trong vòng 1 – 2 hiệp đấu. Sau đó để gà nghỉ ngơi trong vòng 5 – 7 ngày cho đến kỳ vần tiếp theo. 
  • Kỳ vần đòn, vần hơi thứ hai cho gà đá trong vòng 20 – 25 phút (2 – 3 hiệp). Sau đó để gà nghỉ ngơi trong vòng 10 – 15 ngày cho đến kỳ vần tiếp theo.
  • Kỳ vần đòn, vần hơi thứ 3 cho gà đá trong vòng 25 – 30 phút ( 3 – 4 hiệp). Sau đó để gà nghỉ ngơi trong vòng 15 – 20 ngày tiếp theo.
  • Kỳ vần đòn, vần hơi cuối cùng tập luyện trong vòng 30 – 35 phút (4 hiệp). Sau đó để gà nghỉ ngơi và áp dụng các bài tập đơn giản hàng ngày.

Lưu ý sau mỗi lần tập vần sư kê nên vỗ đờm cho gà đá. Trước khi luyện tập tiến hành bịt cựa, bịt mỏ để tránh việc gà làm bị thương nhau.

Gà đá cựa sắt cần dùng các thực phẩm giàu năng lượng, protein
Gà đá cựa sắt cần dùng các thực phẩm giàu năng lượng, protein

Tập các nhóm cơ

Ngoài vần đòn, vần hơi thì việc tập luyện các nhóm cơ vô cùng quan trọng khi thực hiện cách nuôi gà nòi đá cựa sắt. Gà đá cần phát triển các nhóm cơ đùi, cơ cánh nhờ các bài tập như sau:

  • Tập chạy lồng, chạy vườn kết hợp đeo tạ phù hợp với kích thước cơ thể.
  • Tập hẫng chân, rơi tự do để giữ thăng bằng được khi chiến đấu.
  • Sư kê có thể nâng gà lên tầm 50 – 80cm sau đó thả xuống để chúng vỗ cánh tiếp đất. Bài tập này giúp gà đá nâng cao cường độ đập của cánh và giữ thăng bằng tốt. 

Kết hợp giữa các chế độ luyện tập giúp việc áp dụng cách nuôi gà nòi đá cựa sắt có tiến triển tốt hơn. 

Tập chạy lồng giúp phát triển nhóm cơ đùi cho gà nòi đá cựa sắt
Tập chạy lồng giúp phát triển nhóm cơ đùi cho gà nòi đá cựa sắt

Cách nuôi gà nòi đá cựa sắt – phòng bệnh hiệu quả

Đặc biệt, gà đá lẫn gà thịt rất dễ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, hô hấp, thần kinh, bệnh ngoài da. Nếu không có biện pháp phòng ngừa bệnh rất dễ trở nặng và ảnh hưởng đến việc thi đấu.

Các loại bệnh gà nòi đá cựa sắt thường gặp

Nếu không áp dụng đúng cách nuôi gà nòi đá cựa sắt chiến kê rất dễ mắc các bệnh lý như sau: 

  • Bệnh ngoài da như gà bị mốc, da gà tróc vảy gây ngứa ngáy.
  • Không vệ sinh chuồng gà có thể khiến ký sinh trùng sinh sôi gây ra mạt gà, rận hút máu chiến kê.
  • Bệnh Newcastle, bệnh Gumboro, bệnh gà rù và các chứng bệnh gây tiêu chảy khác,…
Hướng dẫn liệu pháp phòng bệnh hiệu quả cho gà nòi đắt cựa sắt 
Hướng dẫn liệu pháp phòng bệnh hiệu quả cho gà nòi đắt cựa sắt

Cách phòng các loại bệnh nguy hiểm cho gà đá hiệu quả

Để giúp gà đá không mắc các loại bệnh nguy hiểm sư kê cần phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh hữu hiệu sau:

  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, quét dọn chất thải của gà đá trong chuồng hàng ngày. Sử dụng chất độn chuồng từ các nguyên liệu khô ráo và thay mới 1 – 2 lần/ tuần.
  • Chuồng trại không được quá ẩm mốc tạo điều kiện cho ký sinh trùng sinh sôi, phát triển. 
  • Máng ăn uống, dụng cụ chăn nuôi cần được rửa sạch mỗi ngày để đảm bảo thức ăn cũ không bị mắc lại.
  • Trước khi nhập gà về nên kiểm tra sức khoẻ, nguồn giống kỹ càng và nuôi tách riêng để theo dõi sát sao.
  • Thực phẩm cung cấp cho chiến kê phải rõ nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng. Thóc, ngô, ngũ cốc không được ẩm mốc mọc mầm.
  • Tiêm vacxin phòng bệnh cho gà hợp lý, theo lịch trình rõ ràng.
  • Bổ sung Multivitamin vào bữa ăn hàng ngày giúp gà đá đầy đủ dưỡng chất chống chọi với bệnh tật. 

Hy vọng sau khi tìm hiểu bài chia sẻ trên sư kê có thể áp dụng cách nuôi gà nòi đá cựa sắt hiệu quả nhất. Truy cập ngay SV368 để cập nhật thêm những bài chia sẻ về cách chăm sóc gà chọi chuẩn kỹ thuật nhất hiện nay! 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *